Veeam Backup & Replication sẽ bao gồm các thành phần sau:
Veeam backup server
Là một máy chủ physical hoặc virtual được cài đặt gói Veeam Backup&Replication đóng vai trò là hạt nhân chính cho cả hạ tầng backup, có nhiệm vụ làm nơi trung tâm cấu hình và điều khiển các hoạt động backup restore trên hệ thống. Các chức năng hoạt động chính:
- Quản lý các tác vụ backup, replication và restore
- Điều khiển việc lập lịch cho các job backup cũng như xác định việc phân bổ tài nguyên (khái niệm này cần hiểu phương thức và cách lưu trữ backup ở phần sau)
- Là nơi tập trung các thao tác cấu hình và quản lý các thành phần khác trong hạ tầng backup.
Chú ý: Veeam backup server khi triển khai mặc định nó sẽ có hai thành phần mặc định đi kèm là Backup proxy và backup repository.
Backup Proxy
Backup Proxy nằm giữa nguồn dữ liệu và đích và được sử dụng để xử lý các job và phân phối lưu lượng sao lưu. Backup proxy sẽ lấy dữ liệu từ VM đang hoạt động, nén và gửi nó đến kho lưu trữ sao lưu (Repository).
Khi Veeam Backup Server được triển khai hoàn tất thì server này sẽ chịu toàn bộ các nhiệm vụ cho một qui trình backup, bao gồm job backup và tiếp nhận xử lý các traffic backup từ các máy ảo khi thực hiện backup.
Khi đó các dữ liệu backup sẽ được đẩy trực tiếp từ nguồn về đích là con Veeam Backup server. Trường hợp như thế chỉ được chấp nhận trong môi trường cực nhỏ với số lượng job và VM giới hạn, nhưng trong môi trường lớn thì nó hoàn toàn vướng phải bài toán hiệu suất mà server này không chịu đựng nổi.
Để hoàn toàn tách rời nhiệm vụ xử lý các traffic backup cũng như tối ưu hóa và tạo ra môi trường tùy biến hơn, Veeam đã giới thiệu một thành phần gọi là Backup Proxy.: Chúng là các server có nhiệm vụ duy nhất là tiếp nhận và xử lý các dữ liệu backup (bao gồm cả việc phải compress và dedup). Khi đó các dữ liệu kết quả từ backup proxy là các data backup sẽ được lưu trữ tại Backup Repository.
Thành phần này được triển khai chỉ cho window server (physical hoặc virtual) trong môi trường ảo của bạn. Để tối ưu hơn về hiệu suất cho nhiều backup đồng thời thì việc thiết kế ra nhiều backup proxy là hoàn toàn cần thiết. Trong trường hợp này con Backup server sẽ điều phối “workload” đều ra các proxy server để nâng cao hiệu suất.
Backup Repository
Là nơi được sử dụng để lưu trữ các dữ liệu backup, bản sao các VM và dữ liệu về quá trình replicate.Về mặt kỹ thuật backup repository là một thư mục trên hệ thống lưu trữ của doanh nghiệp. Việc sử dụng dụng khái niệm repository hoàn toàn cần thiết cho môi trường cần tách rời nơi lưu trữ backup có thể, nhằm mục đích phân tải backup ra nhiều nơi trên hệ thống.
Về Backup Repository có một số loại như sau:
- Window server với local storage.
- Linux server với local hoặc mount NFS.
- CIFS (SMB) share.
Việc xác định các server (window hay linux) làm backup repository, thì backup server sẽ tự động deploy agent cần thiết xuống server đó đề control việc lưu trữ các dữ liệu backup và các tính năng khác.
Veeam Backup Enterprise Manager
Là một thành phần mở rộng có nhiệm vụ hợp nhất việc quản lý các job backup từ tất cả các Veeam backup server trên hệ thống, thông qua một giao diện quản trị từ web browser.
Veeam Backup Search
Là thành phần mở rộng hỗ trợ tìm kiếm dữ liệu file tập tin trong các dữ liệu được backup (chỉ hỗ trợ window)
Các mode backup trong VBR
Với Veeam backup cũng như các giải pháp sao lưu cho hạ tầng ảo sẽ hoàn toàn khác biệt so với truyền thống. Với truyền thống dữ liệu cần quan tâm backup chính là các tập tin, data của “ứng dụng” còn đối với hạ tầng ảo ứng dụng, guestOS là những khái niệm mà các phần mềm backup về sau không còn quan tâm đến nữa mà cái chúng quan tâm chính là tập hợp các tập tin của máy ảo (.vmdk, .vmx, snapshot…). Chính vì điều đó nên sản sinh ra một số phương thức backup đặc thù khác biệt dành cho hạ tầng ảo:
- Network Mode
- Virtual Appliance Mode
- Direct San Access Mode
+ Network Mode
Network Mode là chế độ căn bản nhất cho việc xác định môi trường ethernet là mội trường truyền các dữ liệu backup. Với phương thức này có một số lưu ý sau:
- Worload đè nặng lên cả Host ESXi đang hosted VM và cả Backup Proxy, do phải nhận và xử lý các dữ liệu backup (nén, dedup) trước khi lưu trữ trong repository.
- Dễ gây nghẽn đường truyền management của ESXi, do ip tương tác với host là ip dùng làm management.
- Tốc độ xử lý backup cho phương thức này là chậm nhất so với các phương thức khác.
Qui trình làm việc của Network mode:
Bước đầu Backup server sẽ quản lý job backup và quyết định backup proxy và backup repository nào sẽ đảm nhận vai trò proxy và report trong danh sách có sẵn (theo mặc định).
Tiếp đó qui trình backup khép kín sẽ diễn ra như sau:
1. Backup Proxy được chọn sẽ gửi các request cần thiết đến ESXi host để xác nhận vị trí VM trên datastore (line 1).
2. Host đang hosted VM đó sẽ bắt đầu snapshot VM và sao chép các block data và gửi chúng cho bakup proxy xử lý thông qua đường ethernet (line 3,4).
3. Backup Proxy sau khi xong nhiệm vụ xử lý của nó sẽ chuyển data cần lưu trữ cho Backup repository (5).
4. Xóa snapshot trên VM.
+ Virtual Appliance Mode
Đây là một mode đặc biệt chỉ dành cho khái niệm môi trường ảo hóa, server đóng vai trò Backup Proxy phải là một “máy ảo” trên chính môi trường có các VMs cần backup. Mode này dựa trên khả năng Hot-add các SCSI device ảo của ESXi để mount các disks của VM cần backup lên proxy server, sau đó trực tiếp đọc các block dữ liệu thông qua các cổng giao tiếp SAN của host ESXi, thay vì thông qua network như bước 2,4 của Network Mode.
Lợi điểm của nó chính là tận dụng được hiệu suất của môi trường SAN mang lại so với việc đi qua network mode ảnh hưởng management network. Tuy nhiên việc lưu trữ dữ liệu backup cũng sẽ như line 5 của network mode là thông qua ethernet (cho NFS,CIFS,iSCSi) và SAN based tiếp tục nếu áp dụng RDM, Virtual Disks…
Chú ý: Một chi tiết: Backup Proxy bắt buộc phải nằm trên Host được cấu hình “thấy” được tất cả các VMs files trên hệ thống SAN. Vì chỉ thấy được các VMDK file thì ESXi mới mount chúng lên backup proxy được.
Qui trình làm việc của Virtual Appliance Mode:
1. Backup server xác định các thông tin về VM, vị trí datastore và thông qua Backup Proxy gửi request snapshot trên VMs để lock các vmdk file.
2. Tiến hành mount VMDK file lên Backup proxy xác định (tự động hoặc admin tự xác định trước).
3. Thông qua các giao tiếp với SAN của ESXi host thì máy ảo Backup Proxy tiến hành đọc các block dữ liệu và xử lý đưa về Backup Reposity
4. Cuối cùng là detach các VMk file và remove snapshot khỏi VM.
+ Direct SAN Access
Đây cũng là một mode đặc biệt thay đổi hoàn toàn suy nghĩ về backup trong môi trường ảo. Mode này so với những mode khác về “đường” data, như hình bên dưới chúng ta sẽ thấy dữ liệu đi trực tiếp từ SAN lên backup proxy thông qua môi trường SAN network và tiếp tục xử lý để đưa về repo server.
Như thế qui trình hoạt động chính xuyên suốt của dữ liệu sẽ là line 5 và 6 ít “trạm trung chuyển” trong khi với các mode khác lại tốn quá nhiều “trạm trung chuyển”:
- Network Mode: SAN –> ESXi –> Backup proxy –> Backup Repo
- Virtual Appliance mode: SAN –> “Storage stack của ESXi” –> Backup Proxy –> Backup Repo
- Direct San Access: SAN –> Backup Proxy –> Backup Repo
Note: Với phương thức này đòi hỏi Backup Proxy phải được cấu hình đặc biệt thấy được tất cả các LUN trên SAN (chỉ support các dạng SAN block level như FC hay iSCSi không support NFS)
Qui trình làm việc:
1. Backup Server xác định các thông tin của VMs cần backup, sau đó thông qua Backup proxy tiến hành snapshot VM.
2. Backup Proxy thông qua môi trường SAN, tiếp cận trực tiếp các VM Files đang nằm trên SAN và tiến hành backup, xử lý và đưa về Backup repo.
3. Remove snapshot VM.
Nguồn: tamphuit