Microsoft-Azure

 Azure là một nền tảng điện toán đám mây (cloud computing platform) và một cổng trực tuyến (online portal) cho phép bạn truy cập và quản lý các dịch vụ (service) và tài nguyên (resource) đám mây do Microsoft cung cấp. Các dịch vụ và tài nguyên này bao gồm lưu trữ và chuyển đổi dữ liệu của bạn, tùy thuộc vào yêu cầu của bạn là gì. Để có quyền truy cập vào các tài nguyên và dịch vụ này, tất cả những gì bạn cần là kết nối internet và khả năng kết nối với Azure portal.

Những điều bạn cần biết về Azure:

  • Azure được phát hành vào ngày 1 tháng 2 năm 2010, muộn hơn đáng kể so với đối thủ cạnh tranh chính AWS.
  • Azure theo mô hình miễn phí để bắt đầu sử dụng và sau đó trả tiền cho mỗi lần sử dụng, có nghĩa là bạn chỉ trả tiền cho các dịch vụ mà bạn chọn chạy trên Azure.
  • 80% trong số 500 công ty trong danh sách Fortune sử dụng dịch vụ Azure cho nhu cầu điện toán đám mây.
  • Azure hỗ trợ nhiều ngôn ngữ lập trình, bao gồm Java, Node Js và C #.
  • Một lợi ích khác của Azure là số lượng trung tâm dữ liệu hiện có trên khắp thế giới. Có 42 (con số này vẫn đang tăng) trung tâm dữ liệu Azure trải rộng trên toàn cầu, đây là số lượng trung tâm dữ liệu cao nhất cho bất kỳ nền tảng đám mây nào. Ngoài ra, Azure cũng đang có kế hoạch mở thêm 12 trung tâm dữ liệu, điều này sẽ sớm nâng số trung tâm dữ liệu lên 54 trung tâm.

Tại sao nên dùng Azure?

  • Có rất nhiều lý do, sau đây là một số lý do phổ biến:
  • Application development: Bạn có thể tạo bất kỳ ứng dụng web nào trong Azure.
  • Testing: Sau khi phát triển ứng dụng, bạn có thể thử nghiệm ngay trên Azure.
  • Application hosting: Sau khi thử nghiệm xong, Azure có thể giúp bạn lưu trữ các ứng dụng.
  • Create virtual machines: Bạn có thể tạo máy ảo ở bất kỳ cấu hình nào bạn muốn với sự trợ giúp của Azure.
  • Integrate and sync features: Azure cho phép bạn tích hợp và đồng bộ các thiết bị và thư mục ảo.
  • Collect and store metrics: Azure cho phép bạn thu thập và lưu trữ các chỉ số (metric), có thể giúp bạn tìm thấy những gì đang hoạt động hiệu quả.
  • Virtual hard drives: Đây là những phần mở rộng của các máy ảo; chúng cung cấp một lượng lưu trữ dữ liệu khổng lồ.

Các dịch vụ Azure cung cấp
Azure cung cấp hơn 200 dịch vụ (services), được chia thành 18 loại (categories) bao gồm computing, networking, storage, IoT, migration, mobile, analytics, containers, artificial intelligence, machine learning, integration, management tools, developer tools, security, databases, DevOps, media identity và web services. Một số dịch vụ Azure chính theo danh mục:

Computing
  • Virtual Machine: Dịch vụ này cho phép bạn tạo một máy ảo trong Windows, Linux hoặc bất kỳ cấu hình nào khác trong vài giây.
  • Cloud Service: Dịch vụ này cho phép bạn tạo các ứng dụng có thể mở rộng trong đám mây. Sau khi ứng dụng được triển khai, mọi thứ, bao gồm load balancing, health monitoring đều do Azure đảm nhận.
  • Service Fabric: Với dịch vụ này, quá trình phát triển một microservice được đơn giản hóa rất nhiều. Microservice là một ứng dụng có chứa các ứng dụng nhỏ hơn khác được đóng gói.
  • Functions: Với Functions, bạn có thể tạo ứng dụng bằng bất kỳ ngôn ngữ lập trình nào. Phần tốt nhất về dịch vụ này là bạn không cần phải lo lắng về các yêu cầu phần cứng trong khi phát triển ứng dụng vì Azure sẽ lo điều đó. Tất cả những gì bạn cần làm là viết code.
Networking
  • Azure CDN: Azure CDN (Mạng phân phối nội dung/Content Delivery Network của Azure) giúp cung cấp nội dung cho người dùng, sử dụng băng thông cao và nội dung có thể được chuyển đến bất kỳ người nào trên toàn cầu. Dịch vụ CDN sử dụng một mạng lưới các máy chủ được đặt chiến lược trên toàn cầu để người dùng có thể truy cập dữ liệu càng sớm càng tốt.
  • Express Route: Dịch vụ này cho phép bạn kết nối mạng on-premises của mình với đám mây Microsoft hoặc bất kỳ dịch vụ nào khác mà bạn muốn, thông qua kết nối riêng tư (private). Vì vậy, thông tin liên lạc duy nhất sẽ xảy ra ở đây sẽ là giữa mạng doanh nghiệp và dịch vụ mà bạn muốn kết nối.
  • Virtual network: Mạng ảo cho phép bạn có bất kỳ dịch vụ Azure nào giao tiếp với nhau một cách riêng tư và an toàn.
  • Azure DNS: Dịch vụ này cho phép bạn lưu trữ các DNS domain hoặc system domain trên Azure.
Storage
  • Disk Storage: Dịch vụ này cho phép bạn chọn từ HDD hoặc SSD làm tùy chọn lưu trữ cùng với máy ảo của bạn.
  • Blob Storage: Dịch vụ này được tối ưu hóa để lưu trữ một lượng lớn dữ liệu phi cấu trúc (unstructured data), bao gồm văn bản (text) và thậm chí cả dữ liệu nhị phân (binary data).
  • File Storage: Đây là dịch vụ lưu trữ tệp được quản lý có thể được truy cập thông qua SMB (server message block) protocol.
  • Queue Storage: Với dịch vụ này, bạn có thể cung cấp xếp hàng chờ cho tin nhắn (message queuing) ổn định cho một khối lượng công việc (workload) lớn. Dịch vụ này có thể được truy cập từ mọi nơi trên thế giới.
Kết luận
Với hơn 200 dịch vụ và nhiều lợi ích, Microsoft Azure chắc chắn là nền tảng điện toán đám mây phát triển nhanh nhất đang được các doanh nghiệp áp dụng. Trên thực tế, tổng doanh thu của Microsoft Azure dự kiến sẽ vượt qua 19 tỷ đô la trong năm 2020. Sự tăng trưởng này trong việc triển khai Azure của các doanh nghiệp đang tạo ra nhiều cơ hội khác nhau cho các chuyên gia thành thạo công nghệ này.





Viết nhận xét

Các bạn có thể viết lời nhận xét cho bài viết, nhưng cần tuân thủ một số quy tắc sau:

» Các nhận xét/bình luận phải nghiêm túc, không dung tục, không spam.
» Nội dung phải liên quan tới chủ đề bài viết.
» Viết bằng tiếng việt có dấu hoặc tiếng Anh. Nội dung viết không dấu sẽ bị xóa.
» Hãy để lại tên của bạn khi nhận xét/bình luận, để tôi có thể dễ dàng trả lời bạn khi cần.